Núi được gọi là Tam Đảo vì ở khoảng giữa dãy có 3 ngọn núi cao vút: Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị tính từ Tây Bắc xuống Đông Nam, tựa như 3 hòn đảo nổi bồng bềnh giữa biển mây bao phủ.
Truyền thuyết:
Chuyện kể rằng trên núi Tam Đảo có một người con gái khoẻ mạnh, tóc nàng dài mượt như dòng suối e ấp, môi nàng hồng đỏ như hồ xanh, da nàng trắng như mây trời Tam Đảo – địa danh du lịch thu hút nhiều khách du lịch. Nàng che thân bằng vỏ cây, làm lều ở trên cây, đi lại truyền nhảy nhanh như con sóc, nhẹ như vượn, nhặt đá ném thú rừng và chim muông sống.
Giặc Ân sang cướp nước ta, thế giặc rất mạnh. Vua Hùng cho sứ đi các trang động trong nước cầu người ra dẹp giặc. Người con gái xuống núi về chầu vua, xin được đi đánh giặc. Ra trận chỉ lấy đá mà ném, giết được nhiều giặc, đánh với giặc nhiều trận ở ngay cửa ngừ thành Phong Châu, ngã ba Bạch Hạc (nay thuộc là địa phận huyện Vĩnh Tường).
Vua Hùng thứ 6 đã già, muốn thử tài trong số các con để truyền ngôi. Lang Liêu dâng bánh trưng, bánh dầy tượng trưng của trời đất, cho vua Hùng và được nối ngôi vua. Đến ngày lập hoàng hậu chàng bỗng thấy nhớ da diết người con gái xinh đẹp đó cùng mình đánh giặc Ân thuở nào. Nhà vua trẻ trở lên vùng núi Tam Đảo mong gặp lại bóng hồng. Ngày lại ngày trôi qua nàng vẫn đâu đó xa ngút giữa núi rừng trùng điệp. Nhà vua buồn bã chuẩn bị ra về thì đêm đó, mơ thấy thần hiện về báo mộng: “Ngày mai nhà vua sẽ được gặp người đẹp”. Sáng hôm sau, từ sương mờ Tam Đảo, trên con đường nhỏ, nàng tiên Tam Đảo đang đi đến. Nhà vua mừng rỡ chạy ra gặp mặt. Nàng vẫn đẹp như ngày hai người gặp nhau. Tóc nàng vẫn dài mượt như dòng suối e ấp, môi nàng vẫn hồng đỏ như hoa núi, mắt nàng vẫn trong veo như nước hồ xanh và da nàng vẫn trắng như mây trời Tam Đảo. Nhà vua đón nàng về cung làm lễ cưới nàng được tôn là bà chúa Thượng Ngàn của núi rừng Tam Đảo và được lập đền thờ ngay sát chân ngọn Thiên Nhị, trên đường lên tháp truyền hình.
Các mẹ nội trợ thích mê cảnh đẹp Tam Đảo, món ăn Tam Đảo vì ngọn su su, ai lên rồi cũng phải ăn mấy bữa toàn rau, cũng nhớ sáng sớm ghé qua chợ mua vài mớ rau tươi vừa hái mang về nhà. Ngọn su su tươi rói, những trái mít vừa hái trong vườn nhà, vài ba nải chuối chín ửng, vài củ khoai môn. Đi giữa những đồi su su xanh mát, chỉ thích mang cả giàn rau về nhà trồng.
Người ta bảo, ẩm thực Tam Đảo nổi tiếng với món thịt bò xào tỏi thơm lừng hay thịt gà đồi luộc nhưng tôi lại thấy su su mới thực là đặc sản của đất này. Đến Tam Đảo, bạn có thể nhìn thấy loài cây họ Bầu bí này có mặt ở khắp nơi. Su su mọc thành giàn chênh vênh trên sườn núi, mơn mởn trước cửa nhà. Hai bên đường dẫn vào thị trấn cũng bạt ngàn màu xanh của su su. Điều đặc biệt, su su đã giúp người dân Tam Đảo làm giàu. Đứng bên vườn su su xanh mởn, ông Nguyễn Xuân Hiền, nông dân thôn 2, thị trấn Tam Đảo khoe, hiện mỗi ngày gia đình thu khoảng 1,5 triệu đồng từ su su.
Su su theo chân người Pháp có mặt ở Tam Đảo từ đầu thế kỷ XX. Nhưng phải đến khi lượng khách du lịch Tam Đảo 2 ngày đến tham quan ngày một đông, họ tỏ ra thích thú với món rau chỉ được trồng ở xứ lạnh này và mua về làm quà thì su su mới thực sự trở thành cây làm giàu của nông dân Tam Đảo. Nhà nhà trồng su su, người người trồng su su. Đi khắp thị trấn, du khách hiếm gặp những khoảng đất trống, trên khắp các sườn núi, tường rào… đều phủ kín su su. Bình quân mỗi hộ trồng 4 – 5 sào su su, thu lãi 20 – 30 triệu đồng/năm. Hộ trồng nhiều lên tới 2-3 mẫu, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.
Nhờ thiên nhiên ưu đãi và ban tặng cho điều kiện sinh trưởng rất thuận lợi nên cây su su ở Tam Đảo phát triển nhanh, luôn tươi tốt. Ngọn dài, mập, xanh tươi mơn mởn quanh năm. Từ ngọn và quả su su, người dân Tam Đảo đã chế biến ra một số món ăn có hương vị thơm ngon, quyến rũ. Ngắt từng đoạn rau, từ búp, ngọn ra mỗi đoạn dài độ bốn đốt ngón tay, có thể lấy thêm một số lá non và vò cho mềm rồi rửa sạch, vớt ra rổ. Khi nước bắt đầu sôi, thả ngọn su su vào luộc như rau muống. Ngọn su su luộc chấm với nước ma-gi (nước tương) pha tỏi tươi đập nhỏ cho hương vị mát, thơm và có vị ngọt. Ngọn su su có thể xào với thịt bò hay lòng gà. Quả su su gọt vỏ, rửa cho hết nhựa rồi luộc trong nước có pha chút muối trắng tinh chế. Sau luộc, mang su su ra chấm với muối lạc, muối vừng, ăn thấy vị bùi, thơm và mát. Quả su su gọt vỏ, thái mỏng hay thái chỉ có thể xào với trứng gà, thịt bò hay lòng gà, ăn thấy vị béo, thơm và đậm.
Huyện Tam Đảo hiện có trên 70ha su su, riêng thị trấn Tam Đảo có gần 40ha. Để tránh hàng giả và bảo vệ uy tín, các ngành chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đã đăng ký thương hiệu cho su su với cái tên: “Su su an toàn Tam Đảo”. Đáp ứng nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng, Tam Đảo đã hình thành đội quân chuyên thu mua su su tại ruộng, đưa về bán buôn cho các chợ, nhà hàng, khách sạn và siêu thị ở các thành phố.
Chợ Tam Đảo, ngoài những món quà độc đáo của vùng cao như rượu ong bầu đất, dưa măng ớt, còn có những bó rau su su xanh mơn mởn. Cùng công ty du lịch Khát Vọng Việt chọn quà quê tuy giản dị, mộc mạc nhưng nó theo chân du khách đến khắp mọi miền, một bó rau Su Su với những ngọn vươn dài, mập mạp. Chẳng biết có phải vì nó đã hút lấy tinh túy của đất, trời nơi này mà có vị ngọt, thơm đến vậy. Chỉ cần có thế, Tam Đảo đã để lại trong lòng người một dấu ấn khó phai.
Click here để tham khảo các dịch vụ cho thuê xe du lịch chất lượng uy tín với giá thành rẻ nhất.